Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Theo thống kê thì tỷ lệ các chị em phụ nữ bị viêm đường tiết niệu cao gấp 5 lần nam giới với khoảng 80% ca bệnh. Viêm đường tiết niệu ở nữ là bệnh viêm nhiễm thường gặp. Bệnh không những gây cho chị em phụ nữ không ít mệt mỏi và khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản và những hậu quả nặng nề về sau. Thậm chí nếu bệnh không được điều trị nhanh, nhiễm trùng lan lên thận, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.


Viem duong tiet nieu nữ là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến là do bộ phận sinh dục nữ có niệu đạo rất ngắn, bên cạnh đó nó còn rất gần với vùng tầng sinh môn (hậu môn), vì thế dễ gây nên những nhiễm khuẩn ngược dòng. Nghĩa là vi khuẩn sẽ lan từ hậu môn vào đường niệu đạo và lan đần lên trên.

Nhiễm khuẩn bàng quang có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau:
Có cảm giác rát, buốt khi đi tiểu; muốn đi tiểu nhiều lần hơn; mót đi tiểu nhưng lại không thể; rò rỉ nước tiểu; nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục hay có lẫn máu.
Nếu được dùng kháng sinh thì sau 1-2 ngày các triệu chứng sẽ giảm bớt.
Một số người dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu vì có hiện tượng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên trên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu có thể bao gồm: đái nhiều; đái buốt, nóng rát; đái dắt tức muốn đi đái nhưng lại không ra nước tiểu hay chỉ có rất ít; đau vùng thắt lưng; đau ở vùng trên xương vệ (với phụ nữ) hay có cảm giác đầy trực tràng (với nam giới); nước tiểu có lẫn máu hay có mùi hôi; sốt nhẹ; mỏi mệt.


Những phụ nữ hay bị tái phát nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì nên có những biện pháp phòng ngừa sau: uống nhiều nước để đào thải bớt vi khuẩn; không nên cố nhịn đi tiểu mà nên đi tiểu mỗi khi thấy cần; rửa vùng cơ quan sinh dục sau khi đi cầu nên rửa từ trước ra sau; sau quan hệ tình dục nên đi tiểu để thải trừ vi khuẩn ra ngoài; dùng thuốc bôi trơn khi quan hệ tình dục nếu có hiện tượng ít tiết dịch nhờn; tránh dùng màng ngăn âm đạo mà nên dùng các phương pháp tránh thai khác.
Ngoài ra, có thể phải dùng thuốc với liều thấp trong vài tháng hay lâu hơn để phòng ngừa nhiễm khuẩn tái phát.
Nếu nhiễm khuẩn có vẻ như do quan hệ tình dục gây ra cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị đúng cách, không nên tùy tiện uống thuốc kháng sinh.
Buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt cao có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận; cần đến phòng khám tiến hành khám và làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, giúp cho việc điều trị nhanh hơn, triệt tận gốc mầm bệnh.

Share on Google Plus

Unknown

Khi có những biểu hiện bất thường ở vùng kín thì chị em không nên chủ quan, xem thường nó, chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được điều trị kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét